Trẻ chậm nói nên bổ sung những chất dinh dưỡng gì?

Các bạn cũng biết bên cạnh những phương pháp chăm sóc và dạy trẻ chậm nói. Thì vấn đề dinh dưỡng cần thiết để bổ sung cho con cũng là một trong những nổi bận tâm của các vị phụ huynh. Bởi các bạn cũng biết một chế độ ăn uống phù hợp cũng phần nào giúp đỡ trẻ sớm rở lại khỏe mạnh. Nó chính là chìa khóa để giúp cho bé khỏe mạnh tăng khả năng học tập và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là trẻ chậm nói nên bổ sung những chất dinh dưỡng gì? Nếu bạn đang quan tâm tới câu hỏi này thì bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi này.

Dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến trẻ chậm nói

Sự phát triển của trẻ ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: gen, môi trường và chế độ dinh dưỡng. Mặc dù, việc ăn cá không làm bé thông minh như mẹ vẫn dạy. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong vài năm đầu, nếu mẹ bổ sung cho bé những dưỡng chất thiết yếu từ thực phẩm sẽ tạo nền tảng tốt cho bé phát triển cả về trí lực và trí tuệ trong tương lai.

Với trẻ chậm nói cũng vậy. Việc thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu cũng khiến triệu chứng chậm nói ở trẻ trở nên nặng nề hơn. Đặc biệt là axit folic – một hoạt chất có liên quan đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy, mẹ cần xây dựng một thực đơn hợp lý, khoa học để hỗ trợ tốt hơn quá trình điều trị chậm nói ở trẻ.

trẻ chậm nói
Việc thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu cũng khiến triệu chứng chậm nói ở trẻ trở nên nặng nề hơn

Trẻ chậm nói nên ăn gì?

Thực phẩm giàu axit folic

  • Súp lơ: Đây là một loại rau xanh vô cùng bổ dưỡng. Nó cung cấp nhiều vitamin A, C, chất xơ, sắt,… mà còn chứa hàm lượng axit folic tốt cho trẻ chậm nói. Chỉ với một phần ăn súp lơ nhỏ, mẹ đã có thể bổ sung cho bé khoảng 50mg axit folic rồi đó!
  • Cải bó xôi: Nếu mẹ hỏi trẻ chậm nói ăn gì giàu axit folic thì không thể bỏ qua loại rau đầy dinh dưỡng – cải bó xôi được. Nghiên cứu cho thấy, trong nửa chén rau cải bó xôi đã được nấu chín có chứa tới 100mg axit folic.
  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu phộng, đậu cô ve đỏ,… Đây đều là những nguyên liệu vô cùng thơm ngon, chắc chắn là món ăn khoái khẩu của hầu hết các bé. Hơn nữa, chúng còn rất giàu dinh dưỡng, vì thế mẹ đừng bỏ qua nhé!
  • Các loại hoa quả: Cam, bơ, dưa vàng,… Không chỉ giàu vitamin C tốt cho miễn dịch của trẻ, những loại trái cây này còn chứa lượng lớn axit folic tốt cho tế bào máu, não và ống thần kinh tủy sống.

Omega 3

Nếu mẹ hỏi trẻ chậm nói nên ăn gì? Câu trả lời sẽ là không thể bỏ qua những thực phẩm giàu axit béo Omega 3. Dưỡng chất này có nhiều trong não và võng mạc, giúp cải thiện chức năng não bộ. Đồng thời nâng cao trí nhớ, sự tập trung và kỹ năng quan sát ở trẻ chậm nói.

Những thực phẩm giàu Omega 3 có thể kể đến là:

  • Các loại cá: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá bơn
  • Ngũ cốc và quả hạch: Mỳ ống, hạt bí ngô, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó, bơ đậu phộng, bột ngũ cốc
  • Các loại rau có màu xanh lá: cải xoăn, cải xanh, bắp cải Brussel, rau bina, súp lơ,…
  • Dầu: Dầu óc chó, dầu gan cá, dầu mù tạt, dầu hạt lanh, dầu đậu nành,…
Omega 3
Omega 3 sẽ giúp trẻ nhanh nhạy hơn khi học ngôn ngữ

Thực phẩm giàu Vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất quan trọng giúp duy trì hệ thống phòng thủ của cơ thể. Sự thiếu hụt Vitamin A có thể khiến trẻ đối mặt với tình trạng viêm tai. Từ đó gây bất lợi đến khả năng nghe và nói ở trẻ.  Những thực phẩm giàu Vitamin A mẹ cần bổ sung cho bé là: sữa mẹ, sữa công thức, cà rốt, khoai lang, gan cá,…

Thực phẩm giàu Protein

Protein có vai trò quan trọng trong sự phát triển thần kinh – cơ và hoạt động của não bộ. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể để duy trì các hoạt động thể chất và trí tuệ. Trẻ chậm nói cần được bổ sung từ 24 – 30 gram protein mỗi ngày trong các bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng. Những loại thịt nạc, hải sản, đậu, phô mai, sữa… là nguồn cung cấp protein dồi dào cho trẻ.

Thiếu hụt protein sẽ khiến cơ thể mất năng lượng, bộ não đình trệ, việc học tập và vui chơi ở trẻ cũng từ đó mà ảnh hưởng. Protein có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, sữa, các loại đậu,… Tuy nhiên, mẹ nên cân bằng với các nhóm chất khác, không cho trẻ ăn quá nhiều protein sẽ gây béo phì nhé!

Thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, magie có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Đây cũng là nhóm dưỡng chất thiết yếu cấu tạo nên các enzym trong cơ thể giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ và những cái mới. Vì thế, mẹ không nên bỏ qua nhóm thực phẩm chứa các nguyên tố vi lượng cho trẻ chậm nói.

nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ

Sắt, kẽm, iốt, magie,… là những nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ. Đặc biệt là trẻ mắc chứng chậm nói. Thiếu hụt những dưỡng chất này, trẻ sẽ có nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ, ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và tương lai nghề nghiệp sau này!

  • Sắt: đậu nành, đậu đen, các loại thịt màu đỏ, hến, nấm, vừng,…
  • Kẽm: thịt dê, thịt bò, thịt nạc, cá, trứng, sò, sữa, lạc, quả đào,…
  • Iot: các món hải sản
  • Canxi: sữa, cua, tôm, trứng gà, sườn, các món hải sản,….

Trẻ chậm nói nên kiêng gì?

Ngoài việc tìm hiểu “trẻ chậm nói nên ăn gì?”, mẹ cũng nên tránh cho trẻ sử dụng những thực phẩm gây hại. Dưới đây là những món ăn trẻ chậm nói cần kiêng theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng:

  • Thực phẩm chế biến sẵn: pizza, bim bim, thịt xông khói,… đều là những đồ ăn yêu thích của bé. Thế nhưng, trong những thực phẩm này chứa rất nhiều chất béo có hại, chất làm ngọt,… Đây đều là những chất gây hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ hãy hạn chế cho bé ăn nhé!
  • Đồ đông lạnh: Thịt hộp, các loại cá đóng hộp,.. chứa nhiều bảo quản gây hại cho sức khỏe trẻ. Vì thế, các loại đồ đông lạnh cũng không tốt cho tình trạng của trẻ chậm nói.
  • Bánh kẹo, thức uống có nhiều đường, chứa gas: Những đồ ăn này có thể gây kích thích não bộ, ảnh hưởng đến sự tập trung, ghi nhớ của trẻ.
  • Cá biển chứa thủy ngân: Các loại cá sống ngoài biển có nguy cơ nhiễm thủy ngân khá cao. Nếu trẻ ăn phải sẽ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến não bộ. Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn thật cẩn thận nhé!

Trên đây là gợi ý “trẻ chậm nói nên ăn gì?”. Mong rằng với danh sách thực phẩm tốt cho não bộ này, tình trạng của bé sẽ được cải thiện. Đồng thời sớm hòa nhập với bạn bè và xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *