Cây ô dược là cây thuốc thân gỗ mọc hoang, là nguyên liệu chính trong nhiều bài thuốc Đông y. Với vị cay, đắng, tính ấm, loại dược liệu này có tác dụng chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán,… Chắc hẳn đối với nhiều người, cây ô dược không phải là một loại cây quen thuộc, bởi nó chỉ mọc hoang ở địa phương nhất định và thích sống ở bìa rừng. Tuy nhiên, trong Y học cổ truyền, đây là một vị thuốc dân gian quý và tương đối khó tìm. Sớm được ghi trong sách Y học cổ truyền và được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những bài thuốc dân gian có sử dụng ô dược để phối thuốc nhé.
Giới thiệu về Ô dược
Ô được là vị thuốc đông y có tác dụng trị nhiều bệnh. Ô dược còn có tên khác là thổ mộc hương, thiên thai ô dược… Ô dược có tinh dầu và alkaloid (khung aporrphin: oduocin, oxoduocin). Theo Đông y, ô dược có vị cay, tính ôn; vào kinh Tỳ, Phế và Thận, Bàng quang. Tác dụng hành khí chỉ thống, ôn thận tán hàn, kiện vị. Trị chứng hàn uất khí trệ, thận dương bất túc, bàng quang hư lãnh. Liều dùng: 6 – 12g.


Những bài thuốc dân gian có sử dụng ô dược để trị bệnh
Những bài thuốc trị hành khí giảm đau
Trị cảm hàn khí trệ, ngực bụng trướng đau liên miên, thích chườm nóng, đặc biệt tốt với trường hợp bụng dưới trướng đau do bàng quang bị khí lạnh gây nên.
Bài 1 – Thang ô trầm: Ô dược 12g, trầm hương 2g, đảng sâm 12g, cam thảo 8g, gừng sống 8g. Sắc uống. Trị vùng bụng dưới lạnh trướng đau, mạch trầm trì.
Bài 2: Ô dược 16g, cao lương khương 6g, hồi hương 6g, thanh bì 8g. Sắc uống. Trị sán hàn gây đau bụng.
Bài 3 – Thang Tứ ma: Ô dược 12g, trầm hương 2g, đảng sâm 12g, binh lang 12g. Sắc uống. Trị tinh thần uất ức, hay ợ hơi, ngực bụng trướng đầy.
Bài 4 – Ô dược thang: Ô dược 10g, hương phụ 8g, đương quy 12g, mộc hương 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Tác dụng lý khí, điều kinh, chỉ thống. Trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, hội chứng trước kỳ kinh. Ngoài ra còn trị đau vùng ngực sườn, viêm khoang chậu mạn tính.
Những bài thuốc ôn trung, kiện vị
Bài 1 – Bột hương ô: Ô dược, hương phụ, liều lượng bằng nhau, nghiền bột. Mỗi lần uống 4g – 8g, ngày 2 lần, chiêu với nước sắc táo và gừng. Dùng khi dạ dày lạnh, thức ăn khó tiêu, nôn oẹ.
Bài 2: Ô dược 8g, ích trí nhân 6g, tiểu hồi 2g. Sắc uống. Chữa đau dạ dày do lạnh.


Những bài thuốc trị tiểu tiện nhiều lần, hay đái dầm
Bài thuốc – Súc tuyền hoàn: Ích trí nhân 12g, ô dược 12g, sơn dược 12g. Tán bột. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu loãng hay nước cơm. Tác dụng ôn thận, trừ hàn, sáp niệu. Trị hạ nguyên hư hãm, tiểu tiện nhiều lần, trẻ em đái dầm.
Kiêng kỵ: Người khí huyết hư, nội nhiệt không được dùng.
Lời kết
Trên đây là những bài thuốc được sử dụng bằng cách kết hợp với ô dược. Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết bên dưới nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu các bạn muốn tìm thêm những bài viết về bài thuốc dân gian thì bạn có thể tìm nó tại đây.