Nhiều bạn trẻ gọi điện cho bác sĩ và hỏi tại sao chúng tôi ở nhà cả ngày mà vẫn dương tính với Covid-19? Nếu trong nhà bạn có nuôi chó mèo, chỉ cần bất cẩn một chút là bạn sẽ bị F0. Coronavirus là một nhóm vi rút lớn. Một số coronavirus có thể gây bệnh giống như cảm lạnh ở người, trong khi các coronavirus khác có thể gây bệnh cho một số loại động vật, chẳng hạn như bò, lạc đà hoặc dơi. Một số coronavirus, chẳng hạn như coronavirus ở chó và mèo, chỉ gây bệnh cho động vật, nhưng không gây bệnh cho người.
Hiện tại, không có bằng chứng cho thấy động vật đóng một vai trò quan trọng trong sự lây lan của SARS-CoV-2, là vi rút gây ra COVID-19 ở người. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để hiểu liệu các loài động vật khác nhau có bị ảnh hưởng bởi COVID-2 hay không và như thế nào. Một số loại coronavirus gây bệnh cho động vật có thể lây lan và lây lan từ người sang người, nhưng những trường hợp như vậy rất hiếm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về việc chó mèo có thể lân virus corona sang cho người không qua bài viết sau đây nhé!
Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ chó mèo
Nhiều người hỏi chó mèo có thể mang virus Covid-19 và lây nhiễm sang cho người. Khiến người nuôi nó thành F0 được không? Câu trả lời là có.
Ngày 26.8, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu. Làm việc tại Bệnh viện Quận 10, tham gia tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 tại TP.HCM. Cho biết chó mèo khi chạy ra ngoài đường, sang nhà hàng xóm. Tại đây có các F0 thì lông chó mèo có thể dính virus Covid-19. Đây là nguyên nhân khiến chủ nhà thành F0 khi ôm ấp, hôn, vuốt ve chúng.


Chia sẻ từ chuyên gia
“Virus Covid-19 dính lên đâu đi chăng nữa, không chỉ là lông chó mèo. Mà có thể là bề mặt điện thoại, tay nắm cửa… Thì người tiếp xúc với nó đều có thể bị lây nhiễm”. Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu nói.
Theo bác sĩ Hậu, người dân “ai ở đâu ở yên đó”. Thì với thú nuôi như chó mèo cũng cần áp dụng như vậy. Trước đây Covid-19 chỉ được xếp là lây lan qua giọt bắn. Bây giờ Covid-19 được xếp vào lây lan qua không khí. Theo những nghiên cứu mới nhất, con virus này có thể theo nước bọt khi nói, ho, giọt bắn xa 2 mét. Theo chiều gió có thể lan tới 4 mét.


Nên giãn cách cho cả thú cưng!
Đồng tình với quan điểm này, chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Thanh Lâm. Giám đốc Phòng khám đa khoa Tâm An, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Cũng cho hay nhiều người rất tuân thủ 5K phòng chống dịch. Nhưng lại bỏ qua việc giãn cách cho chính chó, mèo nhà mình nuôi. Và chỉ cần bất cẩn một chút thì người nuôi chó mèo đều có thể thành F0 mà không hề ngờ tới.
“Chó, mèo, thú cưng của nhà nuôi cũng cần phải giãn cách. Tức là không thả rông, không cho chúng qua nhà người khác. Phải nhốt, cột riêng… không tiếp xúc với nó. Nếu là mèo, khó kiểm soát hơn thì lưu ý không cho mèo vào nhà. Thường xuyên sát khuẩn các bề mặt như bàn ghế, góc nhà… nơi mèo hay nằm. Khi chúng ta hiểu về đường lây của Covid-19, sẽ biết tất cả những yếu tố nguy cơ và phòng tránh”, bác sĩ Nguyễn Thanh Lâm nói.
Kết luận
Vậy nếu lỡ chó, mèo (và các thú nuôi khác) chạy ra ngoài và tiếp xúc bên ngoài rồi. Khi mang lại về nhà thì cần thiết phải làm gì. Để chúng không thành nguy cơ khiến người nuôi thành F0? Bác sĩ Nguyễn Thanh Lâm khuyên cần cho thú cưng phơi nắng, xịt nước cho chúng từ xa trước. Xịt cồn vào lông chúng. Khi tắm rửa và xịt cồn cho chó mèo cũng cần đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn.
Lời kết
Dịch Covid-19 đang diễn biến căng thẳng, người nuôi chó mèo càng nên chú ý những lời khuyên trên. Bác sĩ Lâm nhấn mạnh 3 điểm cốt lõi để phòng chống dịch Covid-19, tránh trở thành F0: Thứ nhất không ra ngoài khi không có khẩu trang và kính bảo hộ che kín 2 bên. Thứ 2 không đưa tay lên mặt khi chưa sát khuẩn tay. Thứ 3 không đem bất cứ vật gì vào nhà khi chưa sát khuẩn kỹ. Có 5 phương cách sát khuẩn: xịt cồn; chiếu đèn cực tím (đèn UV), phơi nắng (tia UV); rửa dưới vòi nước nóng; sưởi đèn tròn có sức nóng.