Mẹo phòng chứng rối loạn giấc ngủ đơn giản cho người già

Giấc ngủ là trạng thái giảm hoạt động vận động, có tác dụng bảo vệ và phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. Giấc ngủ tốt sẽ giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện. Mất ngủ kéo dài ở người cao tuổi ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy cần làm gì để phòng chứng rối loạn giấc ngủ cho người cao tuổi? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về bệnh mất ngủ ở người cao tuổi nhé!

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Người già thường bị mất ngủ bởi các nguyên nhân như: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức. Cơ thể bị thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa. Do các bệnh lý như sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, xương khớp, trầm cảm…

Tác hại của việc mất ngủ kéo dài

Người cao tuổi thường xuyên mất ngủ vào ban đêm gây suy nhược cơ thể và dễ mắc bệnh hơn. Một số tác hại của việc mất ngủ tới sức khỏe như:

  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Sa sút trí tuệ.
  • Giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Dễ bực tức, cáu kỉnh.
  • Sức khỏe suy giảm rõ rệt.
  • Dễ mắc các bệnh: tim mạch, trầm cảm…
Thiếu ngủ kéo dài
Thiếu ngủ kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như trầm cảm, suy giảm trí tuệ

Cách phòng chứng rối loạn giấc ngủ đơn giản

Để phòng tránh bệnh mất ngủ ở người già hiệu quả, có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

Thói quen sinh hoạt

  • Tạo ra một không gian yên tĩnh khi đi ngủ tuyệt đối tránh ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ… làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
  • Khi vào phòng ngủ, không nên đọc sách hoặc xem tivi.
  • Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.
  • Loại bỏ thức uống có chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá.
  • Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Chỉ đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ.
  • Nên tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày nhưng không nên tập sau 6 giờ chiều.
  • Không nên ngủ ngày nhiều.
  • Trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể giúp bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng cho các công việc khác.
  • Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Vào mỗi buổi tối nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng.
  • Ngồi thiền cũng là cách để tĩnh tâm và thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.
  • Không mang những lo lắng về công việc hoặc những bức xúc nóng giận vào phòng ngủ.
  • Tạo môi trường có đủ ánh sáng và tạo sự hứng khởi khi làm việc để tránh buồn ngủ ban ngày.

Tập thể dục, thể thao

Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, bơi lội tập dưỡng sinh hay ngồi thiền. Điều này sẽ giúp việc ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ. Tập dưỡng sinh vào các buổi sáng một cách đều đặn cũng là cách phòng chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Nơi tập cần bảo đảm vệ sinh, thoáng mát, tránh nắng gió, có nơi ngồi nghỉ ngơi, tránh mưa, gió đột ngột.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Cắt giảm đường, giảm chất béo để nâng cao sức đề kháng tạo hệ miễn dịch cho cơ thể góp phần đẩy lùi bệnh mất ngủ và các bệnh khác ở người già. Nên ăn những thức ăn có nhiều vitamin, giàu khoáng chất như rau mồng tơi, rau muống, cam, quýt, đu đủ, sữa đậu nành. Cần bổ sung các thực phẩm như nhãn, táo tàu, chè hoa cúc, trà atiso… để hạ nhiệt và thanh lọc cơ thể.

Chế độ ăn uống
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để phòng rối loạn giấc ngủ cho người già

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách phòng chứng rối loạn giấc ngủ cho người cao tuổi. Cần áp dụng kết hợp và kiên trì các phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, nếu tình trạng mất ngủ diễn biến nghiêm trọng nên thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *