Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở nhóm trẻ em. Lý do là bởi trẻ có kết cấu bên trong tai chưa hoàn chỉnh, cộng với sự chăm sóc sai cách của bố mẹ nên trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Viêm tai giữa có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nên nó cũng là nỗi “ám ảnh” của nhiều bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để người lớn, cụ thể là các bậc phụ huynh có thể phòng tránh loại bệnh này cho con em mình. Xin mời các bạn tham khảo chi tiết các nhận biết và phòng bệnh trong bài dưới đây.

Viêm tai giữa là gì? Và nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ

Viêm tai giữa cấp tính là nhiễm trùng không gian chứa không khí phía sau màng nhĩ. Và là nơi chứa các xương con nhỏ giúp dẫn truyền âm thanh của tai. Giống như bước vào nhà, cổng là ống tai ngoài, màng nhĩ là cửa chính còn phòng khách là tai giữa. Ba con vi khuẩn chủ yếu gây viêm tai là: Phế cầu, Hib (“híp” nằm trong mũi 5 in1). Và Moraxella catarrhalis tổng số chiếm tới khoảng 69-90%

Viêm tai giữa đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa. Vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này không tự nhiên xâm nhập được. Mà chúng xâm nhập theo con đường duy nhất: qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Do đó, bệnh viêm tai giữa là bệnh thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến. Đó lf viêm họng cấp, viêm mũi cấp. Và viêm a mi đan cấp ở trẻ em.

Bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là trường hợp bị nhiễm trùng phần phía sau màng nhĩ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa

Có thể nhận biết trẻ bị viêm tai giữa với các dấu hiệu đầu tiên như: trẻ bị sốt viêm họng, viêm a mi đan, viêm mũi trước đó vài ngày cho đến một tuần. Sau đó bệnh nặng thêm hoặc đã khỏi nhưng có dấu hiệu tái phát. Bé sốt cao trở lại. Trẻ lớn thì mệt mỏi, chán ăn. Trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, bỏ bú, ngủ không yên. Những dấu hiệu này là những dấu hiệu rất chung, giống với các bệnh khác.

Tiếp đến là dấu hiệu định khu. Em bé sẽ có biểu hiện đau ở tai. Trẻ lớn thì kêu đau tai, đầu hay nghiêng về bên đau. Thậm chí có trẻ còn khóc thét lên, nhất định đòi dứt tai ra. Với trẻ nhỏ, không biết kêu đau tai thì bé hay lấy tay quờ lên tai, gãi tai, dụi đầu về bên tai đau. Đây là những dấu hiệu phải thật chịu khó quan sát bạn mới nhận ra. Bác sĩ không thể phát hiện ra điều này vì chỉ có người bế cháu mới phát hiện được.

Nặng hơn, bé có triệu chứng điển hình của viêm tai giữa khi soi tai thấy màng nhĩ sung huyết, bóng lên, phồng lên do có chứa mủ trong tai giữa. Đến một lúc nào đó, bạn thấy có dịch mủ chảy ra hoặc có dịch viêm chảy ra thì đích thị đó là viêm tai giữa. Soi họng thấy họng đỏ, viêm, a mi đan sưng to, cửa mũi sau viêm sưng. Đến giai đoạn này, nếu không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, bệnh sẽ chuyển thành viêm mạn tính. Và lây lan sang vùng khác lân cận.

Cho trẻ bú sữa
Cho trẻ bú ở tư thế ẵm, nghiêng 30 độ để tránh viêm tai giữa

Những cách phòng tránh bệnh cho trẻ

Không nên cho bú bình ở tư thế nằm ngửa. Nên bú ở tư thể như đang bế ẵm hoặc tạo thành góc nghiêng ít nhất 30 độ. Và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong. Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ ban đêm. Nhất là với bé từ 6 tháng trở lên. Điều này làm tăng nguy cơ viêm tai giữa

Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Tiêm chủng đầy đủ để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Lưu ý vắc xin phế cầu và 5in1 hay 6in1 giúp trẻ phòng được hai nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là HIb và phế cầu.

Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm. Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng. Tránh xa các yếu tố làm tăng phơi nhiễm cho trẻ. Không ôm hôn, không ho, hắt hơi vào trẻ… Rửa tay sạch bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước. Có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ. Nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai. Tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm. Cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi. Nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *