Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giun sán ở trẻ em hiệu quả

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm giun sán đường ruột cao nhất khu vực Châu Á, đặc biệt là ở nhóm. Nguyên nhân là do một số nơi có điều kiện môi trường còn thấp, cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày còn chưa cao. Bệnh giun sán có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ cũng như sự phát triển bình thường ở trẻ em. Chính vì vậy, mỗi bậc phụ huynh cần tạo dựng một môi trường đảm bảo vệ sinh, cũng như những thói quen sinh hoạt lành mạnh để giúp con phòng ngừa bệnh giun sán.

Nguyên nhân mắc bệnh giun sán ở trẻ em

Ai cũng có thể mắc bệnh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun. Song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim.

Trẻ có thể bị nhiễm giun sán qua đường ăn uống. Do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi. Ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh. Qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm. Trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng. Cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện.

Trẻ nghịch đất
Không rửa tay sau khi nghịch đất là lý do phổ biến khiến trẻ nhiễm giun sán

Triệu chứng khi mắc một số loại giun, sán

Giun đũa: khiến bé mệt mỏi, giảm cân, khó chịu. Chán ăn, đau bụng và tiêu chảy. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu và suy dinh dưỡng.

Giun kim: Gây ngứa hậu môn, da nhợt nhạt. Và gây khó chịu cho dạ dày. Nếu giun kim xâm nhập âm đạo thì bé sẽ bị ngứa và tiết dịch.

Giun xoắn: thường khởi phát bằng nôn mửa, tiêu chảy. Sau đó sẽ là hiện tượng co thắt bụng, đau đầu kèm sưng mặt và đau cơ. Loại giun này rất nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ, tim, não. Và có thể sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.

Sán dây: thường không biểu hiện triệu chứng. Một số bé có thể đau bụng, mệt mỏi, sụt cân và tiêu chảy.

Sán lá gan: Triệu chứng của sán lá gan cũng không rõ rệt. Có thể là bị phát ban, đau, ngứa, nhức cơ, lạnh và sốt.

Biện pháp phòng ngừa bệnh giun sán

Rửa tay sạch. Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun, sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun, sán.

Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, vệ sinh cơ thể. Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy. Vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước. Tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào.

rửa tay
Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa bệnh giun sán

Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không để trẻ đi chân đất. Vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột. Quần áo của trẻ mắc giun nên thay giặt thường xuyên. Ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun.

Uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài ra còn có thể tẩy giun bằng phương pháp dân gian như: hạt bí ngô, nước sắc hạt cau…

Đối với trẻ đã tẩy giun mà vẫn còn xanh xao, gầy yếu, kém ăn. Cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác nữa không. Hoặc có thể trẻ bị mắc thêm bệnh khác như còi xương, suy dinh dưỡng, sơ nhiễm lao… Để được điều trị đúng bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *