Chùa Bái Đính Ninh Bình được biết đến chính là một danh thắng vô cùng tâm linh. Nó được nằm trong một quần thể thuộc khu du lịch sinh thái ở Bái Đính Tràng An. Ngôi chùa này có bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi rồi. Và ngôi chùa còn gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến lớn như là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và cuối cùng là đến nhà Lý. Cùng chúng tôi khám phá vẻ đẹp và những lưu ý khi đi chùa Bái Đính nhé. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho những ai đang lên kế hoạch đi du lịch tâm linh chùa Bái Đính ở cố đô.
Vẻ đẹp thanh tịnh của chùa Bái Đính Ninh Bình
Là một điểm đến tâm linh, nhưng với vẻ đẹp của mình, chùa Bái Đính đã trở thành một trong những điểm đến được du khách check-in nhiều nhất ở Ninh Bình. Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…
Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch khi thời tiết mùa xuân ấm áp cũng là thời điểm đẹp nhất để đi Bái Đính Tràng An. Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính. Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên khách tham quan tới đây rất đông đúc gây ra tình trạng quá tải, chen chúc. Vì thế nếu như là người không thích phải bon chen, ồn ào thì bạn cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.


Vào những ngày lễ hội chùa rất đông khách và nhộn nhịp. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những pho tượng khổng lồ như bộ Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam, pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất… Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật.
Kiến trúc độc đáo của chùa Bái Đính Ninh Bình
Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn Việt Nam. Được sử dụng bằng nhiều nguồn nguyên liệu chính ở địa phương. Như: đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng… Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm. Cong vút hình đuôi chim phượng. Các chi tiết trang chí mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam.
Chùa có các điểm tham quan chính như: cổng Tam Quan, tháp chuông. Các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế. Để đến một điểm tham quan. Bạn phải đi qua một đoạn đường khá dài, đa số là các bậc thang. Điều này như một cách để thể hiện lòng kiên nhẫn. Và tâm nguyện được đặt chân đến chốn thanh tịnh của con người. Tại đây có hàng trăm bức tượng La Hán được đặt dọc theo lối đi vào và ra khỏi chùa. Khi đi ngang qua mỗi bức tượng. Nhiều người thường dùng tay chạm vào để mong cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Bái Đính mở cửa từ 6h sáng tất cả các ngày trong tuần và thường đóng cửa lúc 21h tối, khi khách vãn hoàn toàn. An ninh tại khu vực chùa Bái Đính khá tốt và trật tự, sạch sẽ. Tuy vậy, du khách vẫn nên lưu ý bảo quản tài sản cá nhân và không vứt rác bừa bãi.


Cách di chuyển đến chùa Bái Đính từ Hà Nội
Cách Hà Nội 93 km về phía Nam – nơi có quốc lộ 1A, 10, 12A, 12B và cả đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Du khách có thể về Ninh Bình thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Như tàu hỏa, xe buýt, ô tô riêng hoặc xe máy.
Trường hợp dùng xe khách, tuyến Hà Nội – Ninh Bình có hàng chục chuyến chạy mỗi ngày. Bắt đầu từ 5h đến 23h do các nhà xe cung cấp. Gồm Sao Việt, Cường Hưng, Hoàng Long, Vũ Thưởng, Gia Minh, Hiển Tình. Thời gian di chuyển trên chặng khoảng 2 giờ. Giá thấp nhất khoảng 80.000 đồng một người.
Trường hợp đi bằng phương tiện cá nhân, từ Hà Nội. Bạn theo đường Giải Phóng, qua bến xe Giáp Bát, rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Từ đó đi hướng Phủ Lý là tới Ninh Bình. Thời gian di chuyển không quá 90 phút.