Du lịch Sài Gòn chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được biết đến là một công trình kiến trúc mang đậm nét cổ xưa của người Pháp. Đây là công trình có không gian rộng thoáng từ bên ngoài và nó kéo dài vào đến bên trong thánh đường. Hãy tới ngay để có thể cùng chúng tôi cảm nhận thu về được những bức hình tuyệt đẹp cho mình bạn nhé. Đây chính là một công trình kiến trúc đặc biệt bởi vì nó không có khuôn viên. Thế nhưng nhà thờ này lại có góc nhìn đẹp dù nhìn từ mọi phía. Đây được xem là điểm nhấn đặc biệt ở trong không gian đô thị. Vậy nên có rất nhiều du khách lựa chọn đền thờ đức bà để có thể chụp lại những bức hình tuyệt vời.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có từ lâu đời

Vừa qua, trang tin Business Insider đã bình chọn Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong 19 tòa thánh đường đẹp nhất thế giới. Có mặt trong danh sách là các nhà thờ nổi tiếng khác trên thế giới như: Nhà thờ thánh John the Divine (Mỹ), Nhà thờ chính tòa Milano ở Milano (Ý); Nhà thờ chính tòa Saint Sebastian ở Rio de Janeiro (Brazil); Nhà thờ Đức Bà ở Ottawa (Canada); Nhà thờ Ký túc xá ở Moscow (Nga)… Trong số này có nhiều nhà thờ đã được xây dựng từ hàng thế kỷ trước, khi không có nhiều máy móc hiện đại và việc thi công phải mất chục năm, thậm chí cả trăm năm mới hoàn thành.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có từ lâu đời
Nét kiến cổ kính lâu đời của nhà thờ lớn nhất Sài Gòn

Business Insider nhận định, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được mô phỏng theo nhà thờ Đức Bà ở Paris, là kết quả từ cuộc thi tuyển thiết kế tháng 8/1876 và kiến trúc sư J.Bourard trúng thầu công trình này. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được khởi công xây dựng tự ngày 7/10/1877 và mất hai năm rưỡi để hoàn thành. Ban đầu, đây được gọi là Nhà thờ Nhà nước vì toàn bộ kinh phí xây dựng là 2.500.000 francs đều do Pháp cung cấp. Đến năm 1959, nơi này đổi tên thành Nhà thờ Đức Bà, khu vực quảng trường phía trước được gọi là Quảng trường Đức Bà Hòa Bình.

Kiến trúc của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ này ở Sài Gòn được xây theo kiến trúc Roman. Dài 93 m, rộng 35 m, cao 57,3 m. Hầu hết nguyên vật liệu, đặc biệt là gạch ngói đỏ, đều được vận chuyển từ Pháp sang. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt. Chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc của nhà thờ nằm bên trên. Nhà thờ cũng không có hàng rào hoặc bờ tường bao quanh. Như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định ngày ấy.

Lúc mới hoàn thành, hai tháp chuông của nhà thờ cao khoảng 37 m. Nhưng đến năm 1895 thì được lắp dựng thêm phần chóp nhọn thép. Nâng chiều cao lên thành 60 m và nặng gần 30kg. Phía bên trong công trình kiến trúc quy mô và đặc sắc này. Được dát vàng và đá cẩm thạch rất thẩm mỹ. Phía trên hành lang gác trong nhà thờ là loạt cửa sổ bằng kính nhiều mầu. Ghép lại do xưởng Lorin de Chartres tại Pháp thực hiện.

Kiến trúc của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Kiến trúc Roman chính là nét thu hút, hấp dẫn của nhà thờ

Nếu đứng từ tháp chuông, du khách có thể nhìn thấy quảng trường. Với trung tâm là tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn bằng đá cẩm thạch trắng carrara của Italy. Được tạc không đánh bóng, toàn thân tượng. Kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô.

Nhà thờ được trùng tu phục vụ cho nhu cầu du lịch

Theo đại diện phía Nhà thờ độc đáo ở Sài Gòn. Công trình hiện nay đang được trùng tu và sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa. Ít nhất là đến cuối năm 2025, vì tu bổ, sửa chữa, nâng cấp một công trình cổ 140 năm tuổi như Nhà thờ Đức Bà là một công việc đầy rẫy khó khăn, hết sức phức tạp nên mất rất nhiều thời gian so với dự kiến.

Nhà thờ này mang một vẻ đẹp xinh xảo, đẹp đẽ và thiết kế nổi bật phong cách Châu Âu trung cổ. Nổi bật khi tới nhà thờ đức bà là thấy một công trình hoành trắng. Có gam tường màu hồng không bụi bặm nhưng nét màu của thời gian. Dưới mưa năng công trình có nét phai nhòa màu tường nhưng vẫn còn vô cùng chắc chắn. Vì thế khi tới đây bạn có thể chiêm ngưỡng được một công trình rêu phong và vô cùng đẹp.

Đi qua gần 2 thế kỷ với bao thăng trầm, Nhà thờ đặc biệt ở Sài Gòn đến nay đã trở thành biểu tượng và là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong nước và quốc tế khi đến thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *