Nhiều chuyên gia cho rằng, sự chậm phát triển của trẻ nhỏ chủ yếu là do những trục trặc nhỏ ở não bộ khiến chúng không thể hoạt động bình thường. Tuy không xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng rất may là có rất nhiều cách để giải quyết kiểu gián đoạn này. Có một cách là sử dụng chế độ dinh dưỡng như một “siêu anh hùng”. Có nhiều đặc tính tự nhiên trong thực phẩm có thể hỗ trợ não, cải thiện cách thức hoạt động và loại bỏ sự can thiệp này. Sau đây là những chất dinh dưỡng dành cho trẻ chậm phát triển mà chúng tôi muốn gửi đến các các mẹ để mẹ có thể bổ sung những dưỡng chất này vào bữa ăn hàng ngày cho con.
Thực phẩm giàu Omega 3
Trẻ chậm phát triển nên ăn gì? Omega 3 được biết là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Trong omega 3 có hai chất béo chính là DHA và EPA không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ chậm phát triển. Chúng có tác dụng chính là giúp tế bào khỏe mạnh, giảm viêm, thúc đẩy hình thành các tế bào mới và hình thành nên các hóa chất não quan trọng.
Trẻ cần được bổ sung đủ omega thông qua chế độ ăn uống. Nếu cơ thể trẻ bị thiếu Omega 3 thì lượng DHA trong não của trẻ sẽ bị suy giảm, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, sự tập trung và khả năng ghi nhớ của trẻ.


Chính vì tầm quan trọng của Omega 3 đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển là không thể phủ nhận. Những thực phẩm giàu Omega 3 như: cá hồi, rau có màu xanh đậm, dầu hạt cải, quả óc chó…
Thực phẩm giàu vitamin A
Nhắc đến dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển không thể bỏ qua vitamin A. Bởi vitamin giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, thị giác và tăng sức đề kháng…Đây là một loại vitamin không thể bị “lãng quên” trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ chậm phát triển.
Bên cạnh đó, trẻ bị thiếu vitamin A sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ. Khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng nặng. Đặc biệt là một số bệnh như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa… Gây ảnh hưởng đến khả năng nghe và nói của trẻ. Chính điều này, dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói, chậm phát triển. Thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ. Vì vậy, bổ sung vitamin D cho trẻ. Sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn bổ sung vitamin dồi dào nhất chính là sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên ăn các thực phẩm nhiều vitamin A để tăng chất lượng sữa. Đồng thời, với trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể bổ sung vitamin A từ những thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, trước khi bổ sung bạn cần được sự chỉ định của bác sĩ. Tránh bổ sung không đúng loại gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Muối I ốt
Muối I ốt giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tật học và chậm phát triển ở trẻ. Với một lượng nhỏ muối I ốt trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển. Là điều rất cần thiết mà cha mẹ không nên bỏ sót. Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển. Bạn nên sử dụng muối I ốt thay vì bổ sung muối bình thường cho trẻ.


Thực phẩm giàu sắt
Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển không thể thiếu các thực phẩm giàu chất sắt. Sắt giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần cho trẻ. Các nguồn sắt tốt nhất mà bạn cần bổ sung cho trẻ đó là thịt nạc, cá, gan, thực phẩm bổ sung sắt…
Trẻ bị thiếu sắt, thiếu máu sẽ làm giảm sự phát triển. Những triệu chứng trẻ bị thiếu máu điển hình đó là da xanh xao, lòng bàn tay và bên môi trong, lưỡi nhợt nhạt, trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Có trường hợp thiếu máu nhẹ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng làm giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
Acid folic
Acid folic được biết đến là một vitamin nhóm B (vitamin B9) có vai trò trong việc sản xuất các tế bào máu đỏ và ống thần kinh của não, tủy sống. Việc bổ sung acid folic là việc mà phụ nữ mang thai không thể bỏ qua, nó giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi, đảm bảo cho thai nhi phát triển một cách tốt nhất.
Những thực phẩm giàu acid folic nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển đó là: cà rốt, ngô, súp lơ, bơ… Bên cạnh bổ sung thực phẩm, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ bổ sung sản phẩm bổ não cho trẻ chậm phát triển.
Chế độ ăn kiêng cho trẻ chậm phát triển
Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển hoàn chỉnh, ngoài những thực phẩm có lợi, mẹ cần gạt bỏ những thực phẩm được cho là có hại cho tình trạng của trẻ:


- Chế độ ăn không chứa Gluten: Ngũ cốc, lúa mì, bánh ngọt, bánh quy, bánh kem,…
- Chế độ ăn không chứa casein: Có trong một số loại sữa
- Chế độ ăn không men và không đường hóa học
- Thực phẩm đông lạnh: Khi thực phẩm được ướp lạnh. Chúng sẽ phản ứng hóa học tạo ra chất photphat hữu cơ. Đây là chất đứng đầu trong danh sách trẻ chậm phát triển không nên dung nạp
- Thực phẩm chứa nhiều nitri hoặc nitrat: Giăm bông, xúc xích, thịt hun khói, dưa chua,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia và bảo quản: Đồ ăn nhanh, snack,….
- Nước uống có gas, chứa nhiều đường: Đây là chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới bộ não
Kết luận
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Đối với trẻ chậm phát triển cha mẹ cần kết hợp giữa phương pháp điều trị và bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ nêu trên. Đồng thời, đừng quên chăm sóc, động viên để trẻ có động lực hơn trong cuộc sống.
Nếu tình trạng trẻ chậm phát triển ở mức độ nặng, bạn cần lời khuyên từ chuyên gia có phác đồ điều trị, kết hợp chế độ riêng và bổ sung thực phẩm bổ não đúng cách, an toàn để mang lại lợi ích cam trong quá trình tăng cường trí nhớ và duy trì sức khỏe cho não bộ của trẻ. Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm bổ não nào bạn nhé, tránh trường hợp sản phẩm không an toàn, gây tác dụng ngược đối với sức khỏe của trẻ.