Để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần khoảng 300 calo mỗi ngày. Lượng calo này nên được đến từ một chế độ ăn uống cân bằng gồm protein, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Đồ ngọt và chất béo nên được giữ ở mức vừa phải. Có một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng trong thời kỳ mang thai. Dinh dưỡng tối ưu có thể giúp một người đáp ứng nhu cầu thể chất ngày càng tăng của thai kỳ và giúp thai nhi phát triển.
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng cũng có thể giúp giảm một số triệu chứng của thai kỳ, chẳng hạn như buồn nôn và táo bón. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý những loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu và sức khỏe cuối cùng của thai nhi. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ chế độ dinh dưỡng của bà bầu khi mang thai. Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Ba tháng đầu thai kỳ


Ớt chuông
Ớt chuông đỏ có chứa lượng vitamin C gấp 2 lần ớt chuông xanh và gấp 3 lần so với cam. Vitamin C giúp hấp thụ sắt với tốc độ cao. Vì vậy người mẹ nên thêm thực phẩm này vào chế độ ăn hàng tuần để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất. Ngoài ra, loại quả này giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ. Các món như ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông nhồi cá thát lát… rất thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Chuối
Chuối là một trong nhưng loại “trái cây vàng” phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bà bầu sẽ không khỏi thắc mắc rằng: Liệu bà bầu ăn chuối có tốt không? Đặc biệt là bầu 3 tháng đầu ăn chuối được không? Câu trả lời là: trong những tháng đầu thai kỳ, người mẹ nên ăn chuối thường xuyên để giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói. Bên cạnh đó chuối còn giàu vitamin B6, C, kali và chất xơ rất có lợi cho giai đoạn này.
Súp lơ xanh
Trong thời gian mang bầu, các mẹ thường rất kỹ tính trong việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ của hai mẹ con. Loại rau lá xanh này giàu folate, cần thiết cho giai đoạn đầu phát triển của thai nhi để phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh (não và tủy sống) ở thai nhi. Ngoài ra, súp lơ xanh cũng như các loại rau lá xanh thẫm còn giàu mangan, sắt và vitamin A, C & K.
Đậu
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được đậu nhưng với số lượng vừa phải. Đậu là nguồn thực phẩm giàu protein và chất xơ. Giúp tăng năng lượng cho người mẹ đồng thời giúp phòng ngừa chứng táo bón thai kỳ. Các loại đậu cũng rất nhiều sắt, folate… phòng ngừa thiếu máu cho người mẹ mang thai.
Ba tháng giữa thai kỳ


Bơ
Bơ là nguồn thực phẩm giàu vitamin K, C, B6, kali, folate và chất xơ. Ngoài ra, loại trái cây này còn giàu chất béo bão hòa (chất béo có lợi) giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Thêm nguồn chất béo vào bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Vì chất béo làm cho thức ăn có hương vị thơm ngon.
Trứng
Trứng rất giàu cholin – chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện não bộ thai ni và làm tăng trí não cho chính người mẹ. Một quả trứng gà (hoặc vịt) cung cấp khoảng 13 vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các bác sĩ gợi ý người mẹ mang thai nên tiêu thụ 450 mg choline mỗi ngày từ trứng, sữa hoặc đậu nành.
Sữa chua
Bên cạnh các thực phẩm thiết yếu dành cho bà bầu chứa axit folic, canxi, vitamin D. Theo một số nghiên cứu phân tích thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua có chứa khoáng chất, chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Sữa chua không chỉ giúp cung cấp protein mà còn rất giàu canxi, rất có lợi cho sự phát triển xương và răng của em bé.
Ba tháng cuối thai kỳ


Cá
Đây là đồ ăn cuối cùng trong danh sách những thực phẩm cho mẹ bầu để ăn “vào con mà không vào mẹ” nhưng lại vô cùng quan trọng trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Cá giàu axit béo omega 3 rất tốt cho cả tim và não. Các loại cá là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu bao gồm: cá hồi, cá trích, cá thu, cá tuyết,… Dù vậy, phụ nữ mang bầu được khuyên không nên ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Và chỉ nên ăn khoảng 300-400 gram mỗi tuần.
Đu đủ chín
Loại trái cây này rất có lợi cho mẹ bầu bị ợ nóng. Ợ nóng là một trong những triệu chứng phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đu đủ chín giàu folate, chất xơ, kali và vitamin C rất quan trọng cho sự phát triển của em bé. Ngoài ra enzyme trong đu đủ giúp làm dịu chứng khó tiêu được gọi là papain, hoặc pepsin thực vật. Dù vậy mẹ vẫn cần lưu ý nên ăn đu đủ đã chín hẳn. Đu đủ xanh có chứa nhựa được cho là có thể làm tăng nguy cơ co thắt tử cung.
Các loạt hạt
Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, bụng bầu lớn sẽ khiến mẹ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy mẹ nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Và nên chọn đồ ăn vặt là các loại hạt vừa giàu dinh dưỡng lại dễ thưởng thức. Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Những loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều… giàu chất đạm, chất xơ và chất béo có lợi, rất tốt cho phụ nữ mang thai.