Ai đi xa Hà Nội chắc hẳn sẽ có lúc “thèm thuồng” cảm giác vừa thưởng thức miếng bún đậu mắm tôm. Vừa nhâm nhi ly trà đá, hàn huyên cùng bạn bè, người thân. Thực ra bún đậu mắm tôm không phải là một món ăn khó tìm. Bạn có thể thưởng thức ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ chỉ có bún đậu mắm tôm Hà Nội mới cho bạn cảm giác “đã” khi thưởng thức phải không nào. Vậy bí quyết làm món ăn này của người Hà Nội trở nên đặc biệt là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chọn nguyên liệu làm bún đậu mắm tôm ngon của người Hà Thành trong bài viết dưới đây nhé.
Bún đậu mắm tôm Hà Nội ngon đúng chuẩn
Chỉ cần các bạn làm theo cách làm bún đậu mắm tôm đơn giản thôi. Là bạn đã có được mẹt bún đậu thơm ngon không chiêu đãi cả gia đình rồi nhé. Nếu bạn đã từng lần ghé thăm Hà Nội chắc hẳn bạn đã được thưởng thức món bún đậu mắm tôm.
Một đặc sản lừng danh của người Hà Nội. Tuy rất dân dã nhưng bún đậu lại rất mang đậm hương vị của người Việt Nam chúng ta. Món ăn đơn giản chỉ từ các nguyên liệu cơ bản như: bún tươi, đậu hũ, mắm tôm đã làm nên cái hồn cho món ăn. Với sự kết hợp giữa vị thanh mát của rau xanh. Độ giòn dai của đậu hũ, chả cốm, vị ngọt từ thịt và đặc biệt là hương vị mắm tôm thơm nồng không thể nào quên được. Nếu như bạn đã ghé thăm Hà Nội mà chưa có dịp thưởng thức bún đậu mắm tôm thì cũng đừng buồn.
Nguyên liệu cần có cho món bún đậu mắm tôm dành cho 2 – 3 người ăn
– Bún lá: 500gr
– Chả cốm: 200gr
– Đậu hũ: 3 bìa
– Thịt chân giò: 300gr
– Rau ăn kèm: Dưa leo, rau kinh giới, tía tô và các loại rau thơm khác
– Gia vị: Mắm tôm, quất, ớt, tỏi, đường, muối, dầu ăn, mì chính và rượu trắng.


Cách làm bún đậu mắm tôm chuẩn vị Hà Nội
Bước 1 : Thịt chân giò rửa sạch dùng dây cuộn chặt lại (bạn có thể nhờ người bán hàng cuộn giúp). Cho vào nồi luộc qua nước sôi khoảng 2 phút sau đó đổ phần nước này đi. Thịt đem rửa lại cho sạch, đặt một nồi nước khác, cho thịt vào luộc chín cùng chút muối. Thịt chín lấy ra cho nguội rồi thái miếng mỏng.
Bước 2 : Đậu hũ rửa qua nước lạnh, để ráo, xắt miếng vừa ăn. Sau đó cho vào chiên vàng các mặt rồi gắp ra đĩa.
Bước 3 : Vẫn dùng cái chảo vừa rán đậu cho chả cốm vào chiên vàng hai mặt thì gắp ra đĩa, cắt nhỏ thành những miếng vừa ăn.
Bước 4 : Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng. Rau thơm các loại nhặt bỏ cành, lá già, giập úa sau đó rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi vớt ra rổ, vẩy sạch nước.
Bước 5 : Bún lá cắt miếng vừa ăn.
Cách pha mắm tôm bún đậu


Lấy khoảng 3 trái quất bổ đôi, vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, xắt lát. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, bằm nhỏ, lấy 1 thìa canh mắm tôm cho vào bát, thêm 1,5 thìa cà phê đường. Ít mì chính, nước cốt quất ở trên cùng 1 thìa cà phê rượu trắng và 1 thìa dầu ăn vừa rán đậu khi nãy. Sau đó dùng đũa đánh cho hỗn hợp này sủi bọt. Nêm nếm vừa ăn rồi cho phần ớt xắt, tỏi bằm ở trên vào đảo đều là được.
Bày các nguyên liệu đã chuẩn bị lên mẹt và cùng nhau thưởng thức
Dọn các nguyên liệu đậu hũ, thịt chân giò, chả cốm dưa leo. Rau thơm lên đĩa hoặc mẹt, trang trí một chút cho món ăn thêm đẹp, hấp dẫn hơn. Bây giờ thì mời mọi người cùng thưởng thức thành quả thôi nào.
Những lưu ý khi chế biến món bún đậu mắm tôm
Khi mua thịt, chọn miếng thịt có 3 chỉ rõ ràng, khô, không bị nhão quá. Để đậu hủ ráo nước rồi chiên, như thế sẽ không bị bắn dầu vào người gây nguy hiểm. Pha mắm tôm không có công thức cố định nhưng 2 nguyên liệu quan trọng nhất để làm mắm tôm tròn vị. Là đường và nước cốt chanh, các bạn gia giảm sao cho vừa khẩu vị ăn của mình là được.
Vì mắm tôm rất có mùi nên sau khi ăn nên chuẩn bị vài viên kẹo segum để nhai cho thơm miệng hay súc miệng sạch sẽ để “thơm tho” hơn khi giao tiếp nhé. Mùi mắm tôm có hương vị đặc trưng riêng, tuy nhiên nhiều bạn không thích mùi này quá nồng, để giảm bớt khi pha mắm tôm các bạn có thể pha thêm xíu rượi để mắm tôm bớt mùi nồng hơn.