Bệnh viêm mũi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Trẻ em với một hệ miễn dịch còn rất non nớt và chưa hoàn chỉnh, là nhóm dễ mắc phải những bệnh về đường hô hấp nhất, trong đó có bệnh viêm mũi. Viêm mũi không chỉ gây ảnh hưởng lớn, khiên trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mà còn mang đến nhiều biến chứng, cũng như có khả năng trở thành bệnh mãn tính nếu trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vì vây, các bậc cha mẹ cần phải nắm rõ những phương pháp giúp con tăng sức đề kháng cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi ở trẻ

Ngứa mũi là cảm giác đầu tiên của bé khi bị viêm mũi dị ứng. Bạn sẽ thấy con luôn lấy tay day day mũi. Hoặc hắt xì hơi một tràng dài. Nước mũi trong và loãng thường chảy ra khiến bé hay lấy tay quẹt mũi. Gây kích ứng tấy đỏ vùng hai bên má và phần dưới mũi.

Dịch trong mũi tiết ra nhiều khiến bé bị nghẹt mũi. Dẫn đến khó thở. Vì vậy trẻ bị viêm mũi dị ứng thường phải thở một cách khó khăn bằng miệng. Nếu là trẻ sơ sinh sẽ có phản ứng bỏ bú và nôn trớ. Hai hốc mũi bé sẽ có xung huyết và ứ đọng nhiều dịch.

Đau họng, nặng đầu, chảy nước mắt… cũng là một số các biểu hiện khiến bé rất khó chịu. Tuy nhiên các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm trong vòng từ 3-5 ngày. Dịch mũi hết chảy và bé lại hít thở một cách dễ dàng.

Trẻ bị viêm mũi
Viêm mũi có thể gây ra nhiều dịch ở mũi khiến trẻ khó chịu

Các biện pháp phòng tránh viêm mũi

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh lý hô hấp trong đó có viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Rất dễ bị viêm nhiễm, tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Viêm mũi dị ứng rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Giữ ấm cơ thể và độ ẩm trong không khí

Vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh, bố mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho bé. Đặc biệt là vùng mũi, cổ và đôi chân. Vì khi các bộ phận này bị nhiễm lạnh, viêm mũi dị ứng và các bệnh đường hô hấp khác sẽ có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho trẻ.

Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát. Để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp sau. Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Vệ sinh cá nhân thật tốt

Tập cho bé thói quen đánh răng và súc miệng trước và sau khi ngủ dậy. Không chỉ giúp con có một hàm răng khỏe đẹp. Mà còn hạn chế các vi khuẩn có hại tấn công vào đường hô hấp của bé.

Sử dụng nước muối sinh lý là một biện pháp an toàn cho con yêu của bạn, đặc biệt nó cũng có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm để tắm. Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da trẻ do lau chùi nước mũi.

Vệ sinh mũi
Vệ sinh mũi thường xuyên với nước muối sinh lý

Hạn chế các tác nhân gây bệnh

Phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông của các loài vật nuôi như chó, mèo… có thể khiến bé bị dị ứng và hắt xì hơi liên tục. Kích thích bệnh viêm mũi dị ứng tái phát. Chắc hẳn bạn không hề muốn điều này phải không nào?

Vì vậy hãy hạn chế cho bé tiếp xúc với các tác nhân mà bạn nghĩ sẽ gây bệnh cho bé. Cũng như vệ sinh nhà cửa định kỳ. Để tạo cho bé một môi trường trong lành, thoáng mát. Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây giàu vitamin C chính là phương pháp tăng sức đề kháng để bé có thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích bé uống nhiều nước để giúp hệ thống hô hấp làm việc tốt hơn và tránh các thực phẩm lạnh, béo như thịt mỡ, tôm cua…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *